True


Cẩn trọng với bệnh viêm phế quản ở trẻ em mùa nắng nóng và những lưu ý khi chăm sóc trẻ

Mùa hè nắng nóng kéo dài, nhiệt độ có những nơi lên tới 35oC, ngoài đường có khi 40 – 50oC,sự thay đổi nhiệt độ nóng lạnh đột ngột khi ở trong nhà và ngoài trời khiến rất nhiều trẻ nhỏ dễ bị mắc viêm phế quản, đặc biệt là trẻ em dưới 2 tuổi do sức đề kháng kém. Vậy đâu là nguyên nhân, cha mẹ cần lưu ý những gì khi có trẻ bị mắc viêm phế quản? Trong bài viết dưới đây, CEVPHARMA sẽ cung cấp các thông tin, kiến thức về bệnh viêm phế quản và biện pháp phòng tránh bệnh tái phát hiệu quả.

Bệnh viêm phế quản là gì? 

Viêm phế quản là tình trạng nhiễm trùng đường hô hấp gây viêm đường dẫn khí vào phổi, đặc biệt là phế quản. Viêm phế quản đứng hàng thứ 5 trong số những chuẩn đoán hay gặp nhất cho bệnh nhân, đặc biệt là ở trẻ em ( theo tạp chí dược số 4/2013 về thông tin thuốc). Các triệu chứng của bệnh viêm phế quản ở trẻ em gồm ho, khó thở, khò khè, sốt, đau họng và sưng phù đường hô hấp. Trẻ bị viêm phế quản thường không quá nguy hiểm nhưng nếu không được theo dõi và xử lý kịp thời có thể gây biến chứng viêm phổi, suy hô hấp, thậm chí tử vong.

Vì sao mùa hè nắng nóng trẻ hay bị viêm phế quản?

Thời tiết nắng nóng, trẻ nhỏ thường xuyên phải chịu sự thay đổi nhiệt độ nóng lạnh khi ở trong nhà và ra ngoài, khiến trẻ đổ bệnh, bên cạnh đó những tác nhân khác như virus, vi khuẩn cũng rất dễ lây lan:

Vi khuẩn hoặc virus: Mùa hè là mùa của các bệnh về đường hô hấp. Không chỉ trẻ em, những người lớn, dị ứng thời tiết, mẫn cảm với sự thay đổi nhiệt độ cũng đều có nguy cơ cao bị các bệnh về hô hấp. Mùa của nghỉ ngơi, du lịch, nhiều trẻ thường xuyên lui tới các khu vực đông người như sân chơi, trung tâm thương mại, sân bay..v.v.. di chuyển trên những con đường khói bụi làm tăng nguy cơ bị lây nhiễm. 

Khí hậu khắc nghiệt: Khí hậu mùa hè ngày càng khắc nghiệt, nóng, nắng gắt và khô có thể làm kích thích niêm mạc đường hô hấp, làm giảm khả năng tự làm sạch của đường hô hấp, tăng dịch nhầy và dễ bị nhiễm trùng, nhiễm khuẩn. 

Nằm điều hòa liên tục: Thời tiết nắng nóng, nhiệt độ chênh lệch giữa phòng điều hòa nhiệt độ thấp và ngoài trời khác nhau nhiều, trẻ lại ham vận động, kèm thêm tắm lạnh và uống nước lạnh, dễ khiến trẻ bị viêm họng, viêm phế quản. 

Bệnh viêm phế quản ở trẻ em gồm mấy loại

Tình trạng viêm phế quản làm phế quản bị thu hẹp và tiết nhiều dịch nhầy làm tắc nghẽn đường thở. Điều này khiến không khí bên trong phế quản không thể lưu thông, trẻ cảm thấy khó thở, thở khò khè và bắt đầu xuất hiện các cơn ho dữ dội. Ho có thể có đờm đi kèm vì đây là phản ứng của cơ thể để đẩy đàm từ phổi ra ngoài, loại bỏ chất nhầy bên trong đường thở, giúp lưu thông ống thở. Bệnh viêm phế quản được chia làm 2 loại:

Viêm phế quản cấp tính: 

Viêm phế quản cấp tính được đặc trưng bởi một đợt khởi phát đột ngột và kéo dài trong khoảng thời gian ngắn. Loại viêm phế quản này thường gây ra bởi nhiễm virus hoặc vi khuẩn, và trở nên trầm trọng hơn do tiếp xúc với các chất kích thích như khói thuốc lá, không khí ô nhiễm, hơi hóa chất, bụi…

Trẻ bị viêm phế quản cấp thường có các biểu hiện sau: ho kéo dài, sốt nhẹ, sổ mũi, hắt hơi, chảy nước mũi, đau rát họng, ho có đờm xanh hoặc vàng,… trẻ có thể sốt cao khoảng 39 – 40 độ C.

Trẻ nhỏ ở độ tuổi dưới 12 tháng tuổi rất dễ mắc viêm phế quản cấp. Đây là bệnh có tỷ lệ mắc và tử vong ở trẻ em rất cao, đứng hàng thứ hai sau bệnh tiêu chảy. Nhưng nếu được chữa trị đúng cách, bệnh không tái đi tái lại nhiều lần.

Viêm phế quản mãn tính:

 Các triệu chứng xuất hiện dai dẳng, có thể kéo dài đến vài tháng, thậm chí là vài năm. Trẻ bị viêm phế quản mãn tính thường có các triệu chứng sau: ho dai dẳng kéo dài, ho có đờm màu nâu, xanh, trắng đục, cơ thể mệt mỏi, sốt nhẹ, khó thở, cảm giác tức ngực và ớn lạnh, trẻ có thể nghẹt mũi từ 2-3 ngày, ho có tiếng rít,… Bệnh viêm phế quản mãn tính rất dễ bị nhầm với hen suyễn. Bệnh có thể làm suy giảm chức năng của phổi và gây ra những tổn thương vĩnh viễn ảnh hưởng đến hệ hô hấp của trẻ. Sau khi được điều trị, bệnh có nguy cơ tái phát cao. Viêm phế quản mãn tính thường xảy ra ở trẻ nhỏ từ 2-6 tuổi và thường gặp ở người lớn.

Các phương pháp điều trị viêm phế quản mãn tính ở trẻ thường hướng việc kiểm soát triệu chứng, ngăn ngừa các tổn thương do bệnh gây ra và mở rộng đường thở cho trẻ. 

Bên cạnh việc sử dụng các loại thuốc theo chỉ định của bác sĩ, trẻ cần được sống trong một môi trường lành mạnh, không chứa khỏi bụi và các chất kích thích độc hại.

Các nhóm thuốc thường dùng để điều trị viêm phế quản ở trẻ

Các nhóm thuốc điều trị viêm phế quản ở trẻ em bao gồm:

Thuốc kháng sinh: Được sử dụng để điều trị viêm phế quản do nhiễm trùng vi khuẩn. Tuy nhiên, đa số các trường hợp viêm phế quản là do virus nên việc sử dụng kháng sinh không cần thiết.

Thuốc giảm đau và hạ sốt: Được sử dụng để giảm triệu chứng như đau đầu và sốt. Thuốc giảm đau hạ sốt được sử dụng phổ biến là Paracetamol; Ibuprofen

Miếng dán hạ sốt tại Cevpharma

Miếng dán hạ sốt tại CEVPharma 

Thuốc giảm ho: Dextromethorphan có thể được sử dụng để điều trị ho khan.

Thuốc long đờm, tiêu đờm: như Acetylcystein, ambroxol, bromhexine; guaifenesin, terpin hydrate: thuốc làm tăng độ lỏng cho đàm, giúp dễ khạc đàm.