1. Ung thư là căn bệnh xảy ra khi có tế bào không bình thường xuất hiện, sinh trưởng mất kiểm soát và hợp thành một khối u. Các tế bào ung thư dần dần sẽ phá hủy và xâm lấn các mô lành trong cơ thể, xuất phát từ các cơ quan lân cận cho đến toàn cơ thể.
2. Nguyên nhân gây ra triệu chứng đó thì càng yên tâm rằng bạn đang được điều trị đúng hướng.
(1) Bàng quang và ung thư thận: Bạn có thể thấy máu trong nước tiểu, bị đau rát hoặc đi tiểu quá nhiều. Các tình trạng khác có thể xảy ra do các triệu chứng này đưa đến bao gồm nhiễm trùng đường tiết niệu và viêm bàng quang kẽ.
(2) Ung thư vú: Khối u hoặc khối u dày, ngứa, tấy đỏ hoặc đau nhức ở vùng núm vú mà không do thai nghén, cho con bú hoặc do kinh nguyệt. Tuy nhiên, không phải tất cả khối u đều là ung thư.
(3) Ung thư cổ tử cung, nội mạc tử cung và ung thư tử cung: Chảy máu giữa chu kỳ kinh nguyệt, dịch tiết bất thường, kinh nguyệt nhiều và không đều. Những triệu chứng này cũng có thể tạo ra do bệnh lạc nội mạc tử cung hoặc u xơ tử cung.
(4) Ung thư đại tràng: chảy máu trực tràng, máu xuất hiện trong phân hoặc thay đổi các thói quen tiêu hóa hàng ngày như tiêu chảy dai dẳng và táo bón là những dấu hiệu cảnh báo cần được thăm khám kịp thời. Những triệu chứng này cũng có thể là kết quả của bệnh viêm ruột (IBD).
(5) Ung thư thanh quản: giọng nói ho, khàn tiếng dai dẳng có thể là những dấu hiệu bạn gặp phải. Tuy nhiên, thay đổi giọng cũng có thể do polyp hoặc hypothyroidism gây ra.
(6) Bệnh bạch cầu: Đau nhức, mệt mỏi, sụt cân, nhiễm trùng lặp đi lặp lại, chảy máu cam, đau xương hoặc khớp, dễ bầm tím trên da là những dấu hiệu cảnh báo có thể có của bệnh bạch cầu.
(7) Ung thư phổi: Ho dai dẳng, đờm có máu, cảm giác nặng nề ở ngực hoặc đau ngực có thể biểu hiện của bệnh ung thư phổi. Nhưng đây cũng có thể chỉ ra bệnh viêm phổi.
(8) Lymphoma (một nhóm các dạng ung thư máu phát triển từ bạch huyết bào): hạch bạch huyết bị sưng, ngứa da, đổ mồ hôi ban đêm mà không có nguyên nhân, sốt và giảm cân… có thể là những dấu hiệu của bệnh Lymphona.
(9) Ung thư miệng và họng: nếu bạn xuất hiện các vết loét mãn tính ở miệng, lưỡi hoặc cổ họng bị xước, các mảng màu trắng trong miệng nên được bác sĩ kiểm tra. Các đốm trắng hoặc vết loét cũng có thể bị gây ra bởi hệ miễn dịch yếu, căng thẳng, chấn thương miệng hoặc IBD.
(10) Ung thư buồng trứng: đối với căn bệnh này, nó thường không có các triệu chứng cho đến khi bệnh phát triển ở giai đoạn sau. Các triệu chứng này có thể là sụt cân, mệt mỏi, đầy bụng và đau bụng.
(11) Ung thư tuyến tụy: cũng giống như ung thư buồng trứng, ung thư tuyến tuỵ chỉ có các dấu hiệu khi bệnh đã phát triển về giai đoạn sau, các triệu chứng đó là da bị vàng, hoặc đau sâu trong dạ dày, lưng.
(12) Ung thư da: Loại ung thư này thường biểu hiện như các nốt ruồi thay đổi màu sắc, kích thước hoặc hình dạng, các vết loét, khối u, cục u dưới da giống như mụn cóc hoặc loét không bao giờ lành lại.
(13) Ung thư dạ dày: Nôn mửa ra máu hoặc thường xuyên khó tiêu, đau bụng sau khi ăn, giảm cân có thể là dấu hiệu của ung thư dạ dày. Tuy nhiên, bạn cũng không cần phải lo lắng vì có thể là dấu hiệu của loét dạ dày.
3. Mẹo phòng chống ung thư
Nếu ung thư di truyền trong gia đình bạn hoặc bạn có thể trạng kém có thể mắc một căn bệnh ung thư nào đó, thì điều quan trọng là hãy chú ý đến các yếu tố nguy cơ. Chủ động và lựa chọn cuộc sống lành mạnh có thể giúp bạn giảm nguy cơ phát triển ung thư. Một số cách bạn có thể thực hiện bao gồm:
(1) Tập thể dục thường xuyên: Tối thiểu 30 phút mỗi ngày. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng tập thể dục thường xuyên và vừa phải có thể làm giảm nguy cơ ung thư của bạn ít nhất 30%.
(2) Chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh: đó là một chế độ ăn ít chất xơ, ít hoặc không có thịt đỏ và nhiều trái cây, rau quả tươi. Bạn cũng có thể hấp thụ chất béo nhưng cần chắc chắn rằng đó là những loại chất béo lành mạnh.
(3) Bỏ thuốc lá: Khói thuốc lá có thể làm tăng nguy cơ ung thư của bạn thêm 30%.
(4) Hạn chế sử dụng rượu: Mức uống vừa phải là có thể chấp nhận được. Một loại đồ uống mỗi ngày đã được tìm thấy nhằm giảm thiểu một số rủi ro về sức khoẻ, bao gồm cả nguy cơ mắc bệnh tim. Tuy nhiên, uống quá nhiều rượu có thể làm tăng nguy cơ ung thư vú.
(5) Không hút thuốc kết hợp với uống rượu: Hút thuốc kết hợp với rượu đã được chứng minh là làm tăng đáng kể nguy cơ ung thư đối với ung thư miệng, ung thư thực quản và các bệnh ung thư khác.
(6) Duy trì khám phụ khoa thường xuyên: Điều này bao gồm cả các xét nghiệm Pap smears và mammograms. Pap smear là công cụ sàng lọc duy nhất cho bệnh ung thư, nhờ nó mà đã có thể giảm số ca tử vong do bất kỳ loại ung thư nào trên thế giới. Chụp X quang tuyến vú thường nên bắt đầu từ 35 đến 40 tuổi.
(7) Thực hiện khám vú hàng tháng: Nếu việc này được bắt đầu sớm thì có thể sẽ giảm được khả năng mắc bệnh ung thư ở giai đoạn sớm, ít nguy hiểm hơn.
(8) Sử dụng kem chống nắng: Sử dụng các loại kem chống nắng có độ SPF 15 hoặc cao hơn trong bất kì trường hợp nào bạn phải ra ngoài trời. Hạn chế ở ngoài trời vào giữa ngày.
(9) Quan hệ tình dục an toàn: Luôn luôn sử dụng bao cao su trừ khi bạn đang ở trong một mối quan hệ lâu dài, một vợ một chồng.
4. Thuốc điều trị ung thư: phân nhóm và cơ chế hoạt động của từng nhóm
“Bệnh tật không đáng sợ, đáng sợ nhất là ta đầu hàng với chúng,
Chưa chiến đấu nhưng đã chấp nhận thua cuộc”.
Các loại thuốc hóa trị (Chemotherapy): Là nhóm thuốc gây độc tế bào làm hỏng DNA và giết chết tế bào ung thư cũng như tế bào lành (chính vì vậy, nên các thuốc hóa trị thường gây ra các tác dụng phụ do liên quan đến tổn thương tế bào lành như rụng tóc, nôn ói, thiếu các loại tế bào máu…).
Thuốc hóa trị có thể được sử dụng đơn trị (chỉ dùng 1 loại thuốc), hoặc đa hóa trị (phối hợp nhiều loại thuốc), hoặc kết hợp với các phương pháp điều trị khác. Các loại thuốc hóa trị khác nhau về thành phần hóa học, cơ chế hoạt động, liều dùng, cách dùng cũng như khác nhau về hiệu quả điều trị và các tác dụng phụ. Cùng một loại thuốc điều trị ung thư nhưng tùy vào việc sử dụng (đơn trị, hoặc đa hóa trị, hoặc kết hợp với các phương pháp điều trị khác) mà cách dùng thuốc sẽ khác nhau.
Thuốc hóa trị có thể được phân nhóm theo cách thức hoạt động, cấu trúc hóa học và mối quan hệ với các loại thuốc khác. Một số loại thuốc hoạt động theo nhiều cách và có thể thuộc nhiều nhóm. Có các nhóm thuốc hóa trị sau:
(1) Nhóm tác nhân alkyl hóa: Các tác nhân Alkyl hóa ngăn không cho tế bào tạo bản sao của chính nó, bằng cách làm hỏng DNA của tế bào. Nhóm thuốc này được sử dụng để điều trị nhiều bệnh ung thư khác nhau như ung thư phổi, vú và buồng trứng, bệnh bạch cầu, bệnh lý ung thư hạch, đa u tủy và sarcoma.
(2) Nhóm Nitrosoureas: Nitrosoureas cũng là nhóm thuộc các chất Alkyl hóa, nhưng có tính chất đặc biệt hơn là có thể hòa tan trong chất béo nên có thể xuyên qua hàng rào mạch máu – não để đi vào não; trong khi các tác nhân Alkyl hóa khác được liệt kê ở trên không thể làm được điều này. Vì vậy nhóm Nitrosoureas thường được dùng để điều trị một số loại u não.
(3) Nhóm chất chống chuyển hóa: Các chất chống chuyển hóa gây cản trở tổng hợp ADN và RNA, vì vậy ADN và RNA không thể tạo ra các bản sao của chính nó và tế bào không thể sinh sản. Nhóm thuốc này thường được sử dụng để điều trị các bệnh bạch cầu, ung thư vú, buồng trứng và đường ruột, cũng như các loại ung thư khác.
STT |
Mã định danh |
Tên sản phẩm |
Hoạt chất |
Hàm lượng |
Hạn dùng |
Tiêu chuẩn (EU/PICS/WHO) |
Logo |
1 |
T103326 |
5-FLUOROURACIL "EBEWE" 500MG/10ML 1'S |
Fluorouracil |
50mg/ml |
24 |
EU-GMP |
|
2 |
T103345 |
ALEXAN 500MG/10ML 1'S |
Cytarabine |
50mg/ml |
36 |
EU-GMP |
|
3 |
T103533 |
GEMCITABIN "EBEWE" 1000MG/100ML 1'S |
Gemcitabine hydrochloride |
10mg/ml |
24 |
EU-GMP |
|
4 |
T103534 |
GEMCITABIN "EBEWE" 200MG/20ML 1'S |
Gemcitabine hydrochloride |
200mg/20ml |
24 |
EU-GMP |
|
5 |
T103535 |
GEMITA 1G 1'S |
Gemcitabin |
1g |
24 |
EU-GMP |
|
6 |
T103536 |
GEMITA 200MG 1'S |
Gemcitabine |
200mg |
24 |
EU-GMP |
|
7 |
T103634 |
METHOTREXAT "EBEWE" 500MG/5ML 1'S |
Methotrexate |
500mg/5ml |
24 |
EU-GMP |
|
(4) Nhóm thuốc kháng sinh chống khối u: Những loại thuốc này khác với nhóm thuốc kháng sinh sử dụng để điều trị nhiễm trùng. Thuốc ngăn cản việc phân chia tế bào bằng cách làm xáo trộn việc tổng hợp ADN và RNA bên trong tế bào ung thư, làm cho tế bào ung thư không thể nhân lên và phát triển.
> Thuốc kháng sinh Anthracyclines: được sử dụng điều trị rộng rãi cho nhiều loại bệnh ung thư, gồm các thuốc như Daunorubicin, Doxorubicin, Doxorubicin liposomal, Epirubicin, Idarubicin, Valrubicin…
> Thuốc kháng sinh không phải là Anthracycline: Bên cạnh Anthracyclines còn có các thuốc kháng sinh chống khối u khác không thuộc Anthracyclines như Bleomycin, Dactinomycin, Mitomycin-C, Mitoxantrone (cũng hoạt động như một chất ức chế topoisomerase II).
STT |
Mã định danh |
Tên sản phẩm |
Hoạt chất |
Hàm lượng |
Hạn dùng |
Tiêu chuẩn (EU/PICS/WHO) |
Logo |
1 |
T103491 |
DOXORUBICIN "EBEWE" 10MG/5ML 1'S |
Doxorubicin hydroclorid |
2mg/ml |
24 |
EU-GMP |
|
2 |
T103492 |
DOXORUBICIN "EBEWE" 50MG/25 ML 1'S |
Doxorubicin hydrochloride |
2mg/ml |
24 |
EU-GMP |
|
3 |
T103501 |
EPIRUBICIN "EBEWE" 10MG/5ML 1'S |
Epirubicin hydrocholoride |
2mg/ml |
24 |
EU-GMP |
|
4 |
T103502 |
EPIRUBICIN "EBEWE" 50MG/25ML 1'S |
Epirubicin hydrocholoride |
2mg/ml |
24 |
EU-GMP |
|
5 |
T103509 |
FARMORUBICINA INJ 50MG 1'S |
Epirubicin |
50mg |
48 |
EU-GMP |
|
(5) Nhóm thuốc ức chế Topoisomerase: Topoisomerase là một loại enzyme giúp tách các sợi ADN trước khi có thể thực hiện quá trình sao chép (enzyme = một loại protein giúp kích hoạt các phản ứng hóa học trong tế bào). Những loại thuốc này có nguồn gốc từ Ancaloid thực vật, giúp ức chế Topoisomerase, làm cho ADN không thể tách được, từ đó không thể sao chép; đồng nghĩa với việc tế bào ung thư không thể phân chia và tăng sinh. Nhóm thuốc này có thể được sử dụng điều trị một số bệnh bạch cầu, ung thư phổi, buồng trứng, đường tiêu hóa, đại trực tràng và tuyến tụy. Có 2 nhóm chất ức chế:
Các chất ức chế Topoisomerase I (còn được gọi là Camptothecins) bao gồm các thuốc như Irinotecan, Irinotecan liposomal, Topotecan…
Các chất ức chế Topoisomerase II (còn được gọi là Epipodophyllotoxin) bao gồm các thuốc như Etoposide (VP-16), Mitoxantrone (cũng hoạt động như một chất kháng sinh chống khối u), Teniposide…
STT |
Mã định danh |
Tên sản phẩm |
Hoạt chất |
Hàm lượng |
Hạn dùng |
Tiêu chuẩn (EU/PICS/WHO) |
Logo |
1 |
T103583 |
IRINOTEL 100MG/5ML 1'S |
Irinotecan hydroclorid trihydrat |
100mg/5ml |
24 |
EU-GMP |
|
2 |
T103584 |
IRINOTEL 40MG/2ML 1'S |
Irinotecan hcl trihydrate |
40mg/2ml |
24 |
EU-GMP |
|
(6) Nhóm thuốc ức chế phân bào: Nhóm thuốc ức chế phân bào thường có nguồn gốc từ Ancaloid thực vật. Nhóm thuốc này ngăn tế bào phân chia để hình thành tế bào mới, nhưng có thể làm hỏng tế bào trong tất cả các giai đoạn bằng cách ngăn các enzyme tạo ra các chất cần thiết cho quá trình sinh sản của tế bào. Nhóm thuốc ức chế phân bào có thể được sử dụng để điều trị ung thư ung thư vú, phổi, u tủy, u lympho và bệnh bạch cầu.
> Corticosteroid: Corticosteroid thường được gọi là steroid, là hormone tự nhiên. Các loại thuốc tương tự như hormone thường hay được dùng trong điều trị nhiều loại ung thư, cũng như các bệnh khác. Khi những loại thuốc này được sử dụng như một phần của điều trị ung thư, chúng được coi là thuốc hóa trị.
> Các thuốc thuộc nhóm Corticosteroid bao gồm: Prednisone, Methylprednisolone, Dexamethasone…Corticosteroid còn có thể được sử dụng để ngăn ngừa buồn nôn và nôn do hóa trị. Ngoài ra, Corticosteroid có thể được dùng trước khi điều trị hóa trị để giúp ngăn ngừa các phản ứng dị ứng nghiêm trọng.
STT |
Mã định danh |
Tên sản phẩm |
Hoạt chất |
Hàm lượng |
Hạn dùng |
Tiêu chuẩn (EU/PICS/WHO) |
Logo |
1 |
T103486 |
DOCETAXEL "EBEWE" 20MG/2 ML 1'S |
Docetaxel |
10mg/ml |
24 |
EU-GMP |
|
2 |
T103487 |
DOCETAXEL "EBEWE" 80MG/8ML 1'S |
Docetaxel |
10mg/ml |
24 |
EU-GMP |
|
3 |
T103691 |
PACLITAXEL "EBEWE" INJ 100MG/16.7ML 1'S |
Paclitaxel |
6mg/ml |
24 |
EU-GMP |
|
4 |
T103690 |
32 dgm_nttt_paclitaxel-ebewe-30mg-5ml |
Paclitaxel |
6mg/ml |
24 |
EU-GMP |
|
5 |
T104129 |
Paclihope |
Paclitaxel |
30mg |
24 |
WHO-GMP |
|
(7) Các loại thuốc hóa trị khác: Có một số thuốc hóa trị hoạt động không theo các nhóm trên như Acid all-trans-retinoic, Asen trioxide, Asparaginase, Eribulin, Hydroxyurea, Ixabepilone, Mitotane, Omacetaxine, Pegaspargase, Procarbazine, Romidepsin, Vorinostat…
STT |
Mã định danh |
Tên sản phẩm |
Hoạt chất |
Hàm lượng |
Hạn dùng |
Tiêu chuẩn (EU/PICS/WHO) |
Logo |
1 |
T103446 |
CISPLATIN "EBEWE" 10MG/20 ML 1'S |
Cisplatin |
10mg/20ml |
24 |
EU-GMP |
|
2 |
T103447 |
CISPLATIN "EBEWE" 50 MG/100 ML 1'S |
Cisplatin |
0.5mg/ml |
24 |
EU-GMP |
|
3 |
T103475 |
DBL CISPLATIN 50ML |
Cisplatin |
50mg/50ml |
24 |
EU-GMP |
|
4 |
T103683 |
OXALIPLATIN "EBEWE" 100MG/20ML 1'S |
Oxaliplatin |
100mg/20ml |
24 |
EU-GMP |
|
5 |
T103684 |
OXALIPLATIN "EBEWE" 50MG/10ML 1'S |
Oxaliplatin |
50mg/10ml |
24 |
EU-GMP |
|
6 |
T103686 |
OXALIPLATIN HOSPIRA 100MG/20ML 20ML 1'S |
Oxaliplatin |
100mg/20ml |
18 |
EU-GMP |
|
7 |
T103687 |
OXITAN 100MG/20ML 1'S |
Oxaliplatin |
100mg/20ml |
24 |
EU-GMP |
|
8 |
T103688 |
OXITAN 50MG/10ML 1'S |
Oxaliplatin |
50mg/10ml |
24 |
EU-GMP |
|