True


Trẻ em dùng thuốc chống say xe, nên hay không?

Nhu cầu đi lại bằng xe ô tô đang ngày một tăng lên, đặc biệt là trong dịp hè đến, rất nhiều gia đình cho trẻ về quê hoặc đi du lịch xa. Tuy nhiên tình trạng say xe ở trẻ em là không hiếm gặp, khiến cho chuyến đi trở nên khó chịu và thậm chí gây tâm lý sợ hãi cho các con trong những chuyến đi sau.

Tình trạng say xe là gì?

Say xe là tình trạng thường gặp ở trẻ em và phụ nữ có thai, người đang mệt mỏi khi họ đi tàu thuyền, ô tô, máy bay hoặc thậm chí là khi chơi các trò chơi mạo hiểm như tàu lượn, cầu trượt và các trò chơi thực tế ảo.

Say xe xảy ra khi não nhận được thông tin trái ngược nhau từ mắt, tai trong, dây thần kinh ở khớp. Bởi lẽ, khi di chuyển bằng các phương tiện trên, mắt của hành khách sẽ nhìn thấy cây cối, xe cộ đang chuyển động, tai trong cũng sẽ cảm nhận được chuyển động của động cơ xe nhưng các cơ và khớp thì không. Não bộ sẽ bị “bối rối” bởi những thông tin này, không biết cơ thể đang di chuyển hay đứng yên. Các triệu chứng phổ biến của tình trạng này là: chóng mặt, nôn hoặc buồn nôn, ợ hơi, tăng tiết nước bọt, đổ mồ hôi, …

Say xe khiến trẻ khó chịu và có thể gây sợ hãi những chuyến đi sau

Say xe khiến trẻ khó chịu và có thể gây sợ hãi những chuyến đi sau

Đây là một phản ứng bình thường của cơ thể. Say xe nhiều hay ít sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, trong đó có độ tuổi. Trẻ em khoảng từ 5 đến 12 tuổi có nguy cơ bị say xe nhiều nhất, có thể vì phản ứng não của chúng nhạy cảm hơn với chuyển động, sau đó tỷ lệ say xe giảm dần khi trẻ lớn dần. Còn đối với trẻ dưới 2 tuổi, khả năng bị say xe thường ít xảy ra hơn.

Có nên dùng thuốc chống say xe cho trẻ em không?

Vậy có nên cho trẻ uống thuốc chống say xe khi di chuyển trên các phương tiện tàu, xe, máy bay… hay không luôn là câu hỏi được nhiều phụ huynh quan tâm. CEVPharma mời ba mẹ cùng tìm hiểu.



Theo các chuyên gia, thuốc chống say xe thường không được khuyến khích sử dụng cho trẻ em, đặc biệt là trẻ dưới 2 tuổi gần như không được chỉ định, bởi thành phần của các loại thuốc này có thể dẫn đến các triệu chứng về mặt thần kinh như chóng mặt, hoảng loạn, tim đập nhanh,… ‏Tuy nhiên, trong trường hợp cần thiết, bác sĩ vẫn có thể chỉ định một số loại thuốc phù hợp với trẻ nhỏ. Ba mẹ có thể cùng tham khảo để biết thêm thông tin.

Một là Dimenhydrinate 50mg: thuốc dạng viên nén, sử dụng cho trẻ từ 2 tuổi, là thuốc kháng histamin sử dụng để điều trị các triệu chứng như chóng mặt, nôn, say tàu xe… Liều lượng và cách dùng sẽ được dược sĩ chỉ định theo từng độ tuổi phù hợp, có thể lặp lại liều sau mỗi 4 giờ.

Hai là Diphenhydramine: thuốc dạng viên nén, sử dụng cho trẻ trên 2 tuổi, là thuốc kháng histamin sử dụng để điều trị các triệu chứng như chóng mặt, nôn, say tàu xe… Liều lượng và cách dùng sẽ được dược sĩ tư vấn sử dụng thuốc theo từng độ tuổi phù hợp, có thể lặp lại liều sau mỗi 4 giờ.

Ba là Meclizine: thuốc dạng viên nén, sử dụng cho trẻ trên 12 tuổi, là thuốc kháng histamin sử dụng để điều trị các triệu chứng như chóng mặt, nôn, say tàu xe…, Liều lượng và cách dùng sẽ được dược sĩ tư vấn sử dụng thuốc theo từng độ tuổi phù hợp, uống trước khi khởi hành ít nhất một giờ.

Bốn là Promethazine: thuốc dạng viên nén, sử dụng cho trẻ trên 2 tuổi, là thuốc kháng histamin sử dụng để điều trị các triệu chứng như chóng mặt, nôn, say tàu xe… Liều lượng và cách dùng sẽ được tư vấn sử dụng thuốc theo từng độ tuổi phù hợp, có thể lặp lại liều sau 12 giờ và uống trước khi khởi hành từ 30-60 phút.

Thuốc say xe giúp trẻ giảm các triệu chứng nôn, buồn nôn

Thuốc say xe giúp trẻ giảm các triệu chứng nôn, buồn nôn

Năm là Cinnarizine: thuốc dạng viên nén, sử dụng cho trẻ trên 5 tuổi, là thuốc kháng histamin sử dụng để điều trị các triệu chứng như chóng mặt, nôn, say tàu xe, ù tai, … Liều lượng và cách dùng sẽ được dược sĩ tư vấn sử dụng thuốc theo từng độ tuổi phù hợp, có thể lặp lại liều sau 8 giờ và uống trước khi khởi hành 30 phút đến 2 giờ.

Sáu là Scopolamine (Hyoscine): thuốc dạng miếng dán, sử dụng cho trẻ trên 8 tuổi, là thuốc kháng cholinergic, hoạt động theo cơ chế cản trở acetylcholine - chất gây kích thích hoạt động tiết nước bọt của cơ thể, giảm tình trạng chóng mặt, buồn nôn. Thông thường, miếng dán sẽ được dán sau tai trước khi khởi hành từ 1-4 giờ, sau 3 ngày mới cần dán lại sang tai khác.

Như vậy, dù là dạng miếng dán hay dùng thuốc dạng uống thì vẫn có hướng dẫn về độ tuổi, liều lượng và các trường hợp chống chỉ định nhất định, ba mẹ không nên tự ý dùng cho trẻ.

Thông thường, tác dụng phụ hay gặp nhất sau khi sử dụng thuốc chống say xe là buồn ngủ, khô miệng. Tuy nhiên, trường hợp trẻ em sử dụng miếng dán hoặc uống thuốc chống say xe và phải nhập viện vì có triệu chứng rối loạn tri giác là không hiếm gặp. Chính bởi vậy, việc sử dụng loại thuốc này với trẻ em vẫn luôn cần theo sự chỉ định từ bác sĩ, dược sĩ và không sử dụng quá liều.

Phương pháp chống say xe cho trẻ mà không dùng thuốc

Thuốc chống say xe có thể dùng được cho trẻ em dưới sự hướng dẫn của bác sĩ. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc cho trẻ em có thể gặp khó khăn trong một số trường hợp như trẻ không hợp tác hoặc ba mẹ không mua được thuốc phù hợp độ tuổi,... Hiểu được những vấn đề đó, ba mẹ nên tìm hiểu những phương pháp chống say xe cho trẻ theo các mẹo liên quan đến Đông y và hướng dẫn ăn uống, ngủ nghỉ trước và trong khi di chuyển sao cho phù hợp.

‏‏Những điều nên làm:

Chọn thời gian di chuyển: Nếu có thể, nên di chuyển vào thời gian trẻ ngủ để hạn chế tối đa việc bộ não phải xử lý các thông tin trái ngược nhau như đã nêu (đặc biệt là trẻ nhỏ tuổi). Trước khi đi, trẻ cũng nên có thời gian ngủ nghỉ hợp lý, đủ giấc.

Tập trung sự chú ý của trẻ vào việc khác, ví dụ: nhìn xa vào đường chân trời hoặc vật thể đứng yên ở xa, trò chuyện với trẻ, hát cho trẻ nghe hoặc cho trẻ nghe nhạc để trẻ ít cảm nhận về việc xe đang di chuyển. Giữ trẻ bình tĩnh, vui vẻ suốt quá trình di chuyển.

Chọn chỗ ngồi cho trẻ: Nếu đi ô tô, nên để trẻ ngồi ở phía trước của xe hoặc các hàng ghế phía trên. Nếu đi máy bay, nên để trẻ ngồi ở khu vực ghế gần cánh máy bay để tránh sự rung lắc. Nếu đi thuyền, nên để trẻ ngồi ở boong dưới hoặc cabin. Chỗ ngồi nên thoáng mát (mở cửa sổ hoặc sử dụng điều hòa phù hợp).

Chọn tư thế ngồi cho trẻ: Ghế ngồi cho trẻ nên để ở trạng thái ngả càng nhiều càng tốt. Sử dụng gối chữ U để cho trẻ tựa đầu, tránh các chuyển động không cần thiết cho phần đầu của trẻ.‏

Chọn đồ ăn cho trẻ: Nên ăn nhẹ và ăn nhạt, uống một chút nước, ăn thêm cam, quýt (hoặc ngửi tinh dầu cam, quýt), bánh quy, bánh mì, trái cây khô hoặc các loại hạt cũng có thể làm giảm tình trạng say xe.

Dùng gừng chống say xe cũng là một kinh nghiệm “bỏ túi” của nhiều ba mẹ. Cách dùng tốt nhất là cho trẻ ăn mứt gừng, kẹo gừng, hoặc uống một ít nước gừng ấm pha đường, không bắt trẻ cố ăn 1 lát gừng tươi hoặc ngậm gừng tươi nếu như trẻ khó chịu. Tuy nhiên, chỉ nên dùng cho trẻ từ 2 tuổi trở lên.

 

Mứt gừng hay kẹo gừng có thể giúp trẻ giảm say xe

Mứt gừng hay kẹo gừng có thể giúp trẻ giảm say xe

Ngoài ra có thể sử dụng phương pháp day ấn huyệt hợp cốc và huyệt nội quan để giảm bớt cảm giác chóng mặt, buồn nôn,…, từ đó chống lại cảm giác say xe. Ba mẹ có thể tra cứu khá dễ dàng vị trí của hai huyệt này trên mạng, vì chúng khá phổ biến trong điều trị một số vấn đề sức khỏe thường gặp. Nhưng ba mẹ nên tìm hiểu và thực hiện trước khi áp dụng trực tiếp trên trẻ để tránh những khó chịu và chấn thương nếu sai cách.

Nếu trẻ có dấu hiệu say xe, nên dừng xe càng sớm càng tốt và cho trẻ ra ngoài đi dạo xung quanh hoặc cho trẻ nằm nghỉ ngơi vài phút (nhắm mắt), có thể chườm khăn lạnh cho trẻ.

Những điều nên tránh:

Tránh để trẻ đọc sách, xem phim hoặc tập trung vào trò chơi trong khi đang di chuyển. Khi đó mắt và não sẽ phải hoạt động nhiều hơn, gây rối loạn thông tin nhiều hơn.

Đọc sách, xem phim hoặc chơi game khiến trẻ dễ say xe hơn

Đọc sách, xem phim hoặc chơi game khiến trẻ dễ say xe hơn.

Tránh mùi mạnh trên xe như nước hoa, xăng dầu, thức ăn, …,

Tránh nóng bức.

Tránh những bữa ăn nhiều dầu mỡ, cay nóng hoặc ăn quá no, quá đói trước khi đi.

Không nên sử dụng làm thuốc an thần khi đi máy bay, bởi vì sử dụng an thần quá mức kết hợp với áp suất không khí thấp khi bay có thể gây nguy hiểm với trẻ.

Và dù là phương pháp dùng thuốc hay không dùng thuốc, ba mẹ vẫn nên tìm hiểu trước và hỏi ý kiến những người có chuyên môn để áp dụng tốt nhất, giúp trẻ và cả gia đình tận hưởng chuyến đi một cách vui vẻ trọn vẹn.

CEVPharma có sẵn các loại thuốc chống say xe được chỉ định dùng cho cả trẻ em các độ tuổi. Ba mẹ cùng tìm hiểu và tham khảo ý kiến dược sĩ để sử dụng cho bé trong trường hợp cần thiết nhé.

Sản phẩm Pixcirin, thành phần chính gồm Cinarizin 25mg và Piracetam 400mg, thuộc Nhóm thuốc chống rối loạn tâm thần và thuốc tác động lên hệ thần kinh, có tác dụng phòng say tàu xe, điều trị rối loạn tiền đình, suy mạch máu não, đột quỵ. Sử dụng cho trẻ trên 2 tuổi.

Link sản phẩm: https://cevpharma.com.vn/shop/t101312-pixcirin-6885#attr=

Sản phẩm PROMETHAZIN 15mg, thành phần chính gồm Promethazin HCl 15 mg, thuộc Nhóm thuốc chống dị ứng và dùng trong các trường hợp quá mẫn, có tác dụng phòng và điều trị các triệu chứng dị ứng, chống nôn, chống say tàu xe. Sử dụng cho trẻ trên 5 tuổi.

Link sản phẩm:

https://cevpharma.com.vn/shop/t200866-promethazin-15mg-hop-5-vi-x-20-vien-5676#attr=

https://cevpharma.com.vn/shop/t200865-promethazin-15mg-chai-40-vien-5674#attr=

Sản phẩm CINNARIZIN 25mg, thành phần chính gồm Cinarizine 25 mg, thuộc Nhóm thuốc chống dị ứng và dùng trong các trường hợp quá mẫn, có tác dụng điều trị hoa mắt chóng mặt, nôn, buồn nôn, ù tai, say tàu xe. Sử dụng cho trẻ từ 5 tuổi trở lên.

Link sản phẩm: https://cevpharma.com.vn/shop/t200853-cinnarizin-25mg-5689#attr=

Sản phẩm Momvina và sản phẩm BESTRIP, thành phần chính gồm Dimenhydrinat 50 mg, thuộc Nhóm thuốc tiêu hóa, có tác dụng phòng và điều trị chứng nôn, buồn nôn, chóng mặt khi say tàu xe, và triệu chứng bệnh Meniere và các rối loạn tiền đình khác. Sử dụng cho trẻ trên 6 tuổi.

Link sản phẩm:

https://cevpharma.com.vn/shop/t200616-momvina-9155#attr=

https://cevpharma.com.vn/shop/t200533-bestrip-9251#attr=

Đăng nhập to leave a comment


Tương tác thuốc với thức ăn: Những thực phẩm nên tránh khi uống thuốc

To install this Web App in your iPhone/iPad press and then Add to Home Screen.